BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀ THƯ VIỆN SỐ

Thưa quý thầy cô giáo và em học sinh thân mến !

Việc phát triển các nền tảng công nghệ số được coi là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.

Top of Form

Theo thống kê mới nhất của Bộ TT&TT, tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Vậy nền tảng công nghệ số là gì? 

1. Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

1.1. Nền tảng công nghệ số là gì?

Nền tảng công nghệ số hay còn gọi là nền tảng kỹ thuật số (digital platform) là sự kết hợp giữa phần mềm và công nghệ, được sử dụng để thống nhất và hợp lý hoá các hoạt động kinh doanh. Tạo nên hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến cho phép nhiều bên cùng tham gia để giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân, có thể sử dụng ngay, đơn giản, thuận tiện và linh hoạt theo yêu cầu.

Nền tảng công nghệ số thường bao gồm phần mềm, phần cứng, các dịch vụ trực tuyến và thường được xây dựng trên cơ sở hạ tầng mạng.

Nền tảng công nghệ đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động của hầu hết những ông lớn công nghệ hiện nay như: Facebook, Amazon, Google, Apple, Alibaba… Theo báo cáo của Reputa về thảo luận 38 nền tảng công nghệ số “Made in Việt Nam”, số lượng nền tảng được chia theo 12 lĩnh vực gồm: Y tế, Giáo dục, Quản trị doanh nghiệp, Cloud, AI, Bưu chính, Du lịch, hội nghị trực tuyến, ATTT, Dịch vụ công, Nền tảng giao tiếp, Thanh toán. 

Một số nền tảng công nghệ số trong lĩnh vực Y tế như: Bluezone, VOV Bacsi24, V20 - Nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở, nhằm cung cấp dịch vụ y tế trên nền tảng dữ liệu số.

Để hiểu thêm về nền tảng số, cùng theo dõi nội dung về đặc trưng của nền tảng qua nội dung dưới đây.

1.2. Đặc trưng của nền tảng công nghệ số là gì?

Nền tảng công nghệ số được phân thành 3 loại như sau: nền tảng giao dịch, đổi mới và tích hợp.

Nền tảng giao dịch (Transactional Platforms): Cung cấp nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng trực tuyến hỗ trợ cho các bên giao dịch trao đổi thuận tiện qua lại giữa các bên. Tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ và môi trường để thực hiện giao dịch một cách an toàn và hiệu quả.

Ví dụ: Các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, eBay hay các nền tảng thanh toán như PayPal, Stripe, Momo hoặc các ứng dụng gọi xe như Uber, Grab.

Nền tảng đổi mới (Innovation Platforms): còn gọi là nền tảng kỹ thuật hoặc nền tảng công nghệ. Nền tảng này được tạo thành từ các khối công nghệ, tạo cơ sở phát triển các dịch vụ và sản phẩm.

Nền tảng tích hợp (Integration Platforms): Là sự kết hợp dựa trên nhiều mặt của hai nền tảng trên. Nền tảng này tập trung vào việc kết nối và tích hợp các hệ thống, ứng dụng và dữ liệu khác nhau để tạo ra một hệ thống thống nhất và hoạt động liền mạch. Ví dụ: Các nền tảng quản lý doanh nghiệp như SAP, Salesforce; các dịch vụ tích hợp API như MuleSoft, Dell Boomi.

1.3 Các nhóm nền tảng số

Theo thông tin Bộ TT&TT về Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi sốphát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022, chia các nền tảng thành 6 nhóm: 

Nhóm nền tảng hạ tầng số: Nền tảng điện toán đám mây doanh nghiệp (EGC); Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC); Nền tảng địa chỉ số; Nền tảng bản đồ số.

Nhóm nền tảng công nghệ số cốt lõi: Nền tảng trí tuệ nhân tạo; Nền tảng thiết bị IoT; Nền tảng giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); Nền tảng trợ lý ảo; Nền tảng trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC). 

1.4. Một số nền tảng công nghệ số phổ biến hiện nay

Như đã đề cập ở phần khái niệm, nền tảng số được phân chia theo các lĩnh vực cụ thể để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, giao dịch của các tổ chức và cá nhân. Vậy nên hiện nay có nhiều nền tảng số mà quý vị có thể tham khảo. 

Nền tảng thương mại điện tử: Amazon, Shopee, Lazada, Tik Tok shop… là các nền tảng số cho phép doanh nghiệp và người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, bán hàng và thực hiện giao dịch trực tuyến. 

Ngày nay, xu hướng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến hơn. Nền tảng mạng xã hội: Facebook, Twitter, Tik Tok, Instagram và Threads là các nền tảng số cho phép người dùng chia sẻ thông tin, tương tác với người khác và xây dựng mối quan hệ trực tuyến. Số lượng người dùng các nền tảng mạng xã hội này đã và đang ngày càng tăng cao. Theo thống kê từ Backlinko, DemandSage, đến đầu năm 2024, Facebook có khoảng 3,05 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Điều này khiến Facebook trở thành nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới về số lượng người dùng được báo cáo. Ngoài ra, khoảng 2,9 tỷ người sử dụng Facebook hành ngày.

Bên cạnh những nền tảng số phổ biến trên, bạn cũng có thể tham khảo một số nền tảng như dịch vụ đám mây, nền tảng giáo dục trực tuyến, nền tảng dịch vụ giải trí Streaming... 

1.5. Lợi ích của nền tảng công nghệ số

Nền tảng số là tác nhân trung tâm của nền kinh tế số, cho phép người dùng và nhà sản xuất tương tác với nhau. Nền tảng công nghệ số mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp và người dùng cá nhân.

Làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nên nền tảng đối với sự phát triển kinh tế số nói chung và các nền tảng công nghệ số nói riêng. 

2. Ra mắt nền tảng sách, báo điện tử

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất bản nói riêng và trong toàn xã hội nói chung góp phần thực hiện thắng lợi chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là nhiệm vụ mà Bộ TT&TT được Chính phủ giao tổ chức thực hiện. Theo đó, nền tảng được xây dựng với Cổng truy cập và App đọc trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành iOS và Android, với tên gọi là Sách, Báo quốc gia để đọc sách và báo điện tử. Cổng truy cập được chia thành hai phân hệ để đăng tải sách điện tử và báo điện tử riêng biệt. Sách điện tử được sắp xếp theo từng chương trình/đề án để bạn đọc tiện theo dõi, tìm đọc, còn báo điện tử được sắp xếp theo thứ tự của các cơ quan báo chí. Việc sắp xếp rõ ràng giúp người dân, đặc biệt là người nghèo dễ dàng tiếp cận với các chính sách của Đảng, Nhà nước, từ đó thúc đẩy hiệu quả của các chương trình, dự án giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Nền tảng cũng khẳng định cam kết của Bộ TT&TT trong quá trình tiếp tục đồng hành với các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy chuyển đổi số với mục tiêu không ngừng mang tri thức đến gần hơn với người dân.

Vừa chính thức vận hành nhưng Nền tảng Sách, báo quốc gia hiện đã có 202 đầu sách điện tử (gồm sách multimedia, sách nói và sách điện tử thông thường) và 3.485 bài báo điện tử, trong đó có các dạng báo infographic, mega story và báo hình (video). Được xây dựng trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật công nghệ số, nền tảng có các tính năng nổi bật như đăng tải, quản lý sách, báo điện tử. Có các công cụ làm sách điện tử được sử dụng miễn phí, phân quyền để các nhà xuất bản tự thiết kế, biên tập, làm sách từ đơn giản đến phức tạp. Có chức năng đăng ký, quản lý, xác thực, bảo đảm yêu cầu định danh và nhận diện thông tin người dùng (bạn đọc) trên không gian mạng. Ngoài ra, công cụ đọc sách còn có nhiều tính năng tiên tiến như giúp bạn đọc đánh dấu trang, đánh dấu văn bản, ghi chú, tăng giảm cỡ chữ, chế độ đọc (ngày/đêm), bảo vệ bản quyền số cũng như các tính năng chống download, chống sao chép nội dung, chống in nội dung từ sách điện tử.

Theo Bộ TT&TT việc ra mắt Nền tảng Sách, báo quốc gia, nơi quy tụ các loại sách và các tác phẩm báo chí hay có giá trị cho bạn đọc mang lại cho Việt Nam sự phát triển mạnh mẽ nền văn hóa đọc. Điều này góp phần đưa bình quân số lượng xuất bản phẩm trên một người dân tăng, đạt mục tiêu 5-5 bản/người vào năm 2025 và 7 bản/người vào năm 2030, nhằm thúc đẩy chiến lược phát triển xuất bản, in và phát hành.

3. Tìm hiểu thư viện số, ứng dụng chuyển đổi số thay đổi văn hóa đọc

Với việc áp dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, nhiều trường học đã ứng dụng thành công thư viện số mang đến sự thay đổi tích cực về văn hóa đọc cho giáo viên, học sinh.

* Chuyển đổi số thư viện là gì?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện là việc áp dụng công nghệ thông tin xây dựng phát triển nền tảng số, đồng thời tích hợp, kết nối liên thông chia sẻ cơ sở dữ liệu mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, thư viện số xây dựng dữ liệu mở để mọi người cùng góp phần xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở về thư viện và mạng thông tin thư viện Quốc gia, từ đó xây dựng thành phố thông minh. xây dựng xã hội học tập chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
Đối với trường học, việc chuyển đổi số thư viện không chỉ giúp học sinh, giáo viên tiếp cận với xu thế công nghệ mới mà còn tạo môi trường đọc, tiếp nhận thông tin hiện đại, thông minh, tiện lợi hơn.

* Thư viện số là gì? Giới thiệu thư viện số

Hiện nay, khái niệm về thư viện số được nhiều các tổ chức khác nhau đưa ra định nghĩa. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát thì thư viện số là thư viện thông minh cao cấp, ở đó tất cả tài liệu, sách, báo đã được số hóa và quản lý bởi phần mềm thư viện chuyên nghiệp để người dùng có thể thể tìm kiếm, truy cập, tải về tài liệu thông qua hệ thống mạng.
Thư viện số đạt chuẩn phải thực hiện được đầy đủ các dịch vụ của thư viện truyền thống xen kẽ với áp dụng những thay đổi vượt bậc của công nghệ trong việc lưu trữ, tìm, phổ biến tài liệu.

* Ưu điểm của thư viện số

Với việc ứng dụng thành công thư viện số đã mang lại sự thay đổi đáng kể về văn hóa đọc sách cho học sinh trong nhiều trường học.

Hiện nay các trường học đang ứng dụng phần mềm VietBiblio là một hệ thống quản trị thư viện dùng chung dành cho các thư viện có quy mô nhỏ như thư viện cấp huyện - xã và thư viện trường học; là một hệ thống quản lý thư viện tích hợp, giúp các thư viện cơ sở lưu giữ các nguồn dữ liệu thư mục và đặc biệt giúp Thư viện huyện trong các công việc từ khâu Bổ sung Tài liệu - Phục vụ bạn đọc. -Với mô hình triển khai dựa trên công nghệ điện toán đám mây, các thư viện dễ dàng và nhanh chóng thực hiện tự động hóa hoạt động chuyên môn của mình trong điều kiện còn khó khăn kinh phí và nguồn nhân lực. Hạ tầng kỹ thuật, trang thông tin điện tử, ứng dụng quản lý thư viện được thiết lập sẵn và cung cấp miễn phí. Thư viện chỉ cần đầu tư tối thiểu một máy tính nối mạng là các có thể áp dụng ngay. Hơn thế nữa, với tài nguyên và dịch vụ được cung cấp sẵn, nhân viên thư viện có thể dễ dàng khai thác > 98% dữ liệu biên mục sẵn tương ứng với tài liệu đã có tại thư viện của mình thông qua mục lục liên hợp.

-  Tiết kiệm chi phí đầu tư: Ứng dụng đã được cung cấp sẵn dựa trên công nghệ điện toán đám mây, các thư viện có thể bắt đầu sử dụng ngay mà không cần phải quan tâm đến vấn đề đầu tư thiết bị cho máy chủ phần mềm, hay nguồn nhân lực CNTT tại thư viện.

- Tiết kiệm tối đa nguồn lực: Nhờ nguồn tài nguyên sẵn có được tìm kiếm thông qua mục lục liên hợp, năng suất xử lý tài liệu được tăng lên gấp hàng nhiều lần. Thậm chí trong một ngày nhân viên có thể xử lý hàng trăm tài liệu.

- Siêu nhanh: Rút ngắn thời gian chuẩn bị và lập kế hoạch tự động hóa từ vài tuần xuống còn vài ngày. Nhanh chóng hoàn thành xử lý dữ liệu thư viện sớm đưa ra phục vụ.

- Đơn giản: Tối ưu hóa quy trình hoạt động của thư viện dựa trên các tính năng cốt lõi.

-  Mở rộng: Đưa nguồn lực thông tin thư viện lên internet, người sử dụng tra cứu mọi lúc mọi nơi bằng các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh.

- Chính xác: Cung cấp các dữ liệu thống kê và biểu đồ so sánh cho từng chu kỳ hoạt động.

Như vậy, có thể nói việc đẩy mạnh chuyển đổi số thư viện là tiền đề khơi dậy hứng thú tìm đến với sách của các độc giả, từ đó hình thành thói quen thích nghi và đam mê đối với sách với thư viện. Đây là một tín hiệu vui khi văn hóa đọc vẫn còn được quan tâm và lan tỏa trong tại đại công nghệ 4.0.